Chỉ cần yêu thương nhau, mọi thứ đều có thể, phải không nào?
***
Đàn ông Tây khác gì?
Quả là có nhiều góc nhìn và quan điểm khác biệt. Có tới 8,6 triệu kết quả tìm kiếm từ Google về “Đàn ông Tây và sự khác biệt”, tương tự có tới 7.410.000 kết quả trong 40 giây tìm kiếm với từ khóa “đàn ông Tây và đàn ông Việt”. Nhiều ý kiến cho rằng điểm hấp dẫn ở đàn ông Tây nằm ở những điều sau:
Đầu tiên là họ có ngoại hình đẹp (không phải tất cả đều đẹp), dáng người cao lớn, ăn mặc lịch sự. Họ mê thể thao và siêng vận động, họ chú ý chăm sóc sức khỏe và tìm hiểu thế giới xung quanh bằng việc ra ngoài, xem các chương trình discovery, đọc sách, du lịch.
Tiếp theo là họ rất gallant, lịch sự, luôn ưu tiên và tôn trọng phụ nữ (đi trước mở cửa, nhường phụ nữ ăn trước, xách đồ giúp, kéo ghế mời ngồi trước,… hay sẵn sàng chia sẻ việc nhà, từ rửa bát, nấu cơm, cho đến lau nhà, giặt giũ,…). Khi bạn gái/ vợ nấu cơm, họ sẽ rửa bát, tức là họ vui vẻ và thấy mình có trách nhiệm trong việc phải cùng chia sẻ việc nhà, dù bên ngoài xã hội họ có thể là tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị một công ty lớn hay là thầy giáo dạy tiếng Anh ở trung tâm nhỏ.
Thêm nữa, một điểm khá quan trọng là: họ suy nghĩ phóng khoáng, cởi mở và tôn trọng quan điểm của phụ nữ. Khi cô gái mà họ yêu có quan điểm khác biệt thì họ tôn trọng chứ không gia trưởng ép buộc thay đổi, nếu như cô ấy có kiếm được mức lương cao hơn mình thì họ càng tự hào chứ không thấy “mất mặt”, hay cô ấy có xinh đẹp và ăn mặc sexy, hở hang một chút, họ cũng không tỏ ra khó chịu mà khuyến khích cô ấy thể hiện cá tính, “style” riêng của mình. Điều này dĩ nhiên khiến các cô gái cảm thấy cực kỳ thoải mái và vui vẻ.
Và còn nhiều những quan điểm khác nữa từ những cô bạn đã cưới chồng Tây mà tôi có dịp trò chuyện. “Đàn ông Tây” là một cách tôi gọi chung những người ngoại quốc khắp ba châu lục Âu – Mỹ – Úc, thuộc nhiều đất nước khác nhau, do đó nó cũng còn phụ thuộc vào đất nước và nền văn hóa mà anh ta thuộc về. Cũng là “Tây”, nhưng rõ ràng, đàn ông Mỹ sẽ khác đàn ông Pháp, Úc sẽ khác Anh, Nga sẽ khác Ý, và ngay trong mấy chục quốc gia thuộc Liên minh châu Âu thì sự khác biệt cũng sẽ rất lớn. Và đương nhiên, ở đâu cũng có người tốt người xấu, chứ chẳng thể quy chụp mẫu số chung là “tất cả đàn ông Tây đều tuyệt vời”.
Tôi thích bài viết của siêu mẫu Hà Anh về sự khác biệt và sức hấp dẫn của đàn ông Tây. Đi qua năm cuộc tình, với cả Việt lẫn Tây, để rồi kết hôn với một giáo viên điển trai người Anh, hơn ai hết, Hà Anh có đủ kinh nghiệm lẫn kiến thức khi chia sẻ về điều này. Hà Anh cho rằng, do thời đại và xu hướng toàn cầu, việc di chuyển đến sống ở nước khác rồi hẹn hò kết hôn với người bản địa đã là chuyện hết sức bình thường. Cũng như chuyện một cô gái Việt yêu một anh chàng nước ngoài là điều không còn xa lạ. Điểm hấp dẫn đầu tiên là nằm ở sự khác biệt của hai nền văn hóa khiến họ có sức hút như “thỏi nam châm” với nhau. Đương nhiên, muốn dung hòa sự khác biệt này đòi hỏi sự yêu thương, tôn trọng dành cho nhau là rất lớn. Tiếp theo, Hà Anh chỉ ra những điểm đáng yêu của đàn ông Tây như: gallant với phụ nữ – bởi họ sinh ra và lớn lên trong xã hội với tư duy thứ tự ưu tiên “trẻ con, phụ nữ, người già, thú vật, rồi mới đến đàn ông”; họ sống tự lập – do đó họ không đòi hỏi người khác phục vụ mình và sẵn sàng chia sẻ việc nhà; họ hứng thú “chia sẻ kinh tế” – cùng nhau đi làm, cùng chia nhau tiền nhà, ăn uống, mua sắm; và họ không ngại bày tỏ tình cảm với người mình yêu ở nơi đông người.
Hà Anh cho rằng, dù Tây hay Ta thì phụ nữ vẫn phải khéo léo trong cách cư xử và giữ sĩ diện cho đàn ông, tức là “lấy nhu thắng cương”. Tiếp theo, đàn ông Tây hay Ta đều có bản chất thích chinh phục nhiều phụ nữ, nhưng vì xã hội phương Tây không cho phép đàn ông làm điều đó bởi luật pháp bảo vệ phụ nữ và trẻ em nên họ có ý thức và ít phạm sai lầm. Trong khi đó, quan niệm xã hội của Việt Nam chúng ta vẫn còn tàn dư của quan niệm “năm thê bảy thiếp”, điều này âm thầm dung túng cho thói ngoại tình, ong bướm của đàn ông. Để giữ gìn cho gia đình yên ấm, sự cam chịu, nhẫn nhịn, hy sinh trở thành “đức tính vàng” của người phụ nữ và luôn được khuyến khích, đề cao.
Tôi cũng chú ý đến ý kiến khác của chị Nguyễn Thị Tuyết – Giám đốc một nhãn hàng trang sức trong một đoạn clip post trên diễn đàn webtretho. Chị Tuyết chia sẻ thế này: “Theo mình, nếu chọn lấy chồng, mình sẽ chọn lấy chồng Tây chứ không lấy chồng Việt. Lý do thứ nhất đó là sự tự do. Trước và sau hôn nhân, lấy chồng Tây không có gì thay đổi cả. Tự do cá nhân của bạn vẫn được tôn trọng tuyệt đối. Còn lấy chồng Việt Nam, cuộc sống sau hôn nhân bị bó hẹp lại trong khuôn khổ chỉ có chồng, con, gia đình chồng. Người phụ nữ bị cắt toàn bộ mối quan hệ xã hội, giảm thiểu thời gian với đồng nghiệp, bạn bè. ứ hai là sự bình đẳng. Dù chồng có là chủ, là trụ cột, người nuôi gia đình thì người Tây vẫn tôn trọng ý kiến vợ, mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình đều có sự chia sẻ và đồng ý của cả hai trước khi đi đến quyết định nào đó. Còn với đàn ông Việt Nam, người phụ nữ sẽ không được phép quyết định bất cứ thứ gì nếu không có sự đồng ý của người chồng. ứ ba là sự chia sẻ công việc gia đình. Khi lấy chồng Tây, dù chồng bạn có là ông chủ, thét ra lửa thì về nhà họ vẫn sẵn sàng chia sẻ công việc với vợ như rửa bát, quét nhà, nấu cơm. Còn đàn ông Việt Nam rất ích kỷ và lười, nhất là những ông chủ gia đình đi làm về tắm rồi vứt đồ ra và chờ vợ nấu cơm, ăn xong bước đi để vợ dọn dẹp. ứ tư là quyền lợi của người phụ nữ được bảo đảm tối đa. Khi hôn nhân chẳng may tan vỡ, đàn ông Tây sẽ đảm bảo tài chính cho người phụ nữ cho đến khi nào người phụ nữ tìm được hạnh phúc mới và họ tôn trọng mọi quyết định của tòa án. Còn với đàn ông Việt Nam, chẳng may hôn nhân tan vỡ thì từ con cái, tài chính đến tất cả mọi chuyện, người phụ nữ phải tự chịu hết và không thể mong chờ từ đàn ông”.
Những video như thế này lập tức thu hút hàng hàng trăm ngàn lượt likes, shares, comments, với đủ khen-chê. Chị Tuyết cũng giống như siêu mẫu Hà Anh, đại diện của thế hệ X (1970- 1984), bày tỏ quan điểm khá sắc sảo, đầy kinh nghiệm. Và còn có một cô bé khác, là đại diện cho thế hệ Y (1985-2000) mà tôi rất muốn đề cập ở đây. Đó là cô bé chủ nhân của blog Queen or Nothing trên wordpress. Queen viết khá nhiều bài “gỡ rối tơ lòng” cũng như bày tỏ quan điểm về sự khác biệt trong việc hẹn hò đàn ông Tây và đàn ông Việt với cách viết khá hấp dẫn, hài hước, dí dỏm.
Nói về chủ đề này, cô ấy cho rằng sự khác biệt khi hẹn hò với đàn ông Tây là ở những điểm sau: Đàn ông Tây nhắn tin chất lượng hơn số lượng, họ sẽ để bạn trả tiền, không ngại thể hiện tình cảm nơi công cộng, quan trọng chuyện tình dục (nhưng không hẳn là yêu mà là yếu tố quyết định có quen bạn hay không), hẹn hò nhiều người cùng một lúc vì họ phân biệt các giai đoạn hẹn hò rất rõ ràng, như là việc đi siêu thị và chọn mua hoa quả, nếu táo ngon họ sẽ ăn thử táo, nho ngon sẽ ăn thử nho, tức là trái nào cũng ăn cho tới khi nhận ra loại trái mình thích nhất. Sau đó, nhất định sẽ mang trái đó về ăn hoài luôn.
Mỗi người đều có những lý lẽ, quan điểm riêng mà ít nhiều khiến tôi đồng tình. Với chị Tuyết là sự chia sẻ và thông cảm. Với Hà Anh, tôi hoàn toàn đồng tình và cho rằng đã đến lúc những phụ nữ Việt chúng ta phải nói “không” với thói trăng hoa của đàn ông Việt. Bởi nếu không, chúng ta mãi mãi phải nghiền ngẫm hai từ “chịu đựng” trong cả cuộc đời mình. Một người đàn ông khi đã ra ngoài trăng hoa và ôm ấp, âu yếm người phụ nữ khác, liệu rằng có còn đáng để chúng ta yêu thương nữa hay không?
Với tôi, ngoài những yếu tố khác biệt mà mọi người đề cập trên kia, sự khác biệt của đàn ông nước ngoài khiến phụ nữ mê mẩn còn nằm ở chỗ họ quá đẹp trai. Trời ạ, đừng nói với tôi rằng khi bắt gặp một thân hình vạm vỡ như Chris Hemsworth, sống mũi cao như Chris Evans, ánh mắt xanh lơ như đại dương của Ryan Gosling, nụ cười bừng sáng như Cristiano Ronaldo đang quyết liệt theo đuổi mà bạn lại có thể cưỡng lại sức hấp dẫn ma mị chết người này!
Quy trình yêu đương và hẹn hò
Các bạn ạ, trước đây, tôi cứ nghĩ chỉ cần mình thích một anh chàng nào đó, nắm tay và hôn nhau là hai người đã trở thành bạn trai/bạn gái và cánh cửa một mối quan hệ tương lai lâu dài mở ra rồi. Tôi từng thơ ngây nghĩ rằng cứ quen nhau là anh ấy là sẽ chăm sóc, yêu thương từng li từng tí, thậm chí mơ về đám cưới và viễn cảnh nắm tay nhau đi đến bờ bến cuối cùng.
Không, hoàn toàn không. Tôi từng nghĩ vậy đó, từng thơ ngây vậy đó, từng quả quyết vậy đó. Nhưng rồi thực tế và sự khác biệt của nó đã kéo tôi ra khỏi những mộng mơ.
Tôi nghĩ các chàng trai nước ngoài đang sống ở Việt Nam cũng luôn luôn (hoặc đã từng hơn một lần) bối rối và hoang mang, có khi hoảng sợ vì quan điểm về tình yêu, hôn nhân của các cô gái Việt. ậm chí nhiều anh đã “thất bại” sau 3-4 tháng hẹn hò, khi mà cô gái Việt mình đang hẹn hò “bỗng dưng muốn cưới”.
Làm sao để hiểu quan điểm tình yêu của người yêu đến từ bên kia địa cầu?
Bạn có thể tìm đọc cuốn sách Yêu một cô gái Việt của một cô gái có tên là Travelling Kat. Cuốn sách này chủ yếu nói về tình yêu của tác giả và anh bạn trai ở nước ngoài, tuy nhiên, nó khá đáng yêu và Kat cũng cho chúng ta hiểu phần nào về cái gọi là “quy trình yêu đương và khác biệt trong việc hẹn hò với một anh chàng nước ngoài”.
Kat chia quy trình yêu đương thành các bước như sau:
Seeing (Tìm hiểu): Hai người gặp nhau café, ăn uống, đi dạo, nói chuyện rồi nhắn tin qua lại, điện thoại. Họ gọi nhau là “friends” và 0 ở mức độ chung thủy.
Dating (Hẹn hò): Hai người hẹn hò xem phim, ăn tối, đến nhà nhau cùng trò chuyện, thư giãn, gặp gỡ bạn bè/gia đình của đối phương. Bắt đầu sử dụng động từ “thích”, hôn, sex. Dù vậy, tất cả chưa nói lên điều gì cả. Mức độ chung thủy vẫn là 0.
In a relationship (Trong một mối quan hệ): Hai người gần như dành cả tuần bên nhau, công khai, nghiêm túc, có thể chuyển vào ở chung, quan tâm đến cuộc sống của nhau. Nói “yêu” và dọn vào sống chung, gọi nhau là bạn trai/bạn gái. Mức độ chung thủy có thể là 4/5.
Committed (Trong một mối quan hệ gắn bó lâu dài):
Hai người yêu nhau đủ lâu để quyết định tương lai cùng nhau. Các quyết định về công việc, chỗ ở, tương lai, tài chính cũng bị/được quyết định cùng nhau. Có thể kết hôn, có con tùy vào quan điểm từng cặp đôi và họ gọi nhau là vị hôn phu, vợ/chồng sắp cưới.
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu từng giai đoạn của Travelling Kat đề cập mà tôi thấy vô cùng hợp lý, cũng như khẳng định với bạn 99 sự bất đồng, rắc rối từ các cặp đôi Việt – ngoại quốc bắt nguồn từ các bước trên kia, tôi sẽ nêu thêm một góc nhìn sâu hơn ở giai đoạn “Dating” (hẹn hò) sau khi đúc kết từ các cuộc nói chuyện với nhóm bạn bè Tây – Việt. eo tôi (chúng tôi), giai đoạn Dating còn có thêm các nhóm “phức tạp” như sau:
Dating – inclusively: Hẹn hò kiểu have fun (có thể one- night stand, có thể hẹn hò vài người cùng lúc, có thể have sex với một người và vẫn tán tỉnh vài người khác, nhưng cũng có thể thử “have sex” với từ hai trở lên trước khi quyết định cho mình ai là người phù hợp nhất để tiến lên dating exclusively).
Dating – friends with benefits: Cũng là một dạng của “inclusively”, nhưng nó đặc biệt hơn vì hai người hẹn hò, have sex với nhau, vừa kiểu “have fun”, vừa kiểu “1-1” nhưng kỳ thực lại chả có gì là nghiêm túc cả. Cứ hẹn hò cho vui thôi, sẽ tùy vào tiến triển tình cảm mà quyết định có nâng cấp nó lên thành “exclusively” hay không.
Cũng ở giai đoạn Dating này, trong khi tôi đang suy nghĩ xem còn những kiểu nào nữa hay không thì trong blog của mình, Queen or Nothing còn “bổ sung” thêm hai kiểu khá hay nữa:
Dating – exclusively: Hẹn hò 1-1, không have sex với ai khác ngoài đối phương.
Dating – officially: Hẹn hò chính thức và công khai, có sự cam kết với nhau.
Seeing – Giai đoạn tìm hiểu
Hãy thực tế và thành thật luôn nhé. Bạn gặp một anh chàng nước ngoài hay bạn gặp một cô gái Việt tại một bữa tiệc/sự kiện nào đó và ấn tượng bởi cô ấy/anh ấy, Sau đó, hai bạn có số điện thoại của nhau và làm quen, rồi chuyện sẽ diễn tiếp như thế nào?
Với một cô gái Việt, thường sẽ có những suy nghĩ so sánh như sau:
Hẹn hò với các chàng trai Việt Nam: Vâng, chúng tôi là người Việt, đương nhiên trước khi gặp các anh, chúng tôi đã/đang hẹn hò với các chàng trai Việt rồi. Và cách thức của họ khiến chúng tôi cảm thấy rất đáng yêu và “dễ đổ”: họ tập trung hầu như toàn bộ nguồn lực vào chúng tôi, nhắn tin từ sáng đến tối hỏi han xem “Em ăn chưa? Em ngủ chưa? Ngày của em thế nào? Em có mệt không?”. Họ mời chúng tôi đi ăn sáng, trưa, tối, thậm chí nếu chúng tôi viết một status vu vơ là thèm hột vịt lộn hay bánh tráng trộn, xôi khúc lúc giữa khuya, họ sẵn sàng chạy xe ngay ra đường mua và như ông Bụt hiện ra, họ sẽ đột ngột nhắn tin bảo rằng mình đang đứng trước cổng và đồ ăn được đích thân họ mang tới. ậm chí nếu chúng tôi vô tình bảo đang sốt, nhức đầu thì họ còn sẵn sàng đóng vai bác sĩ đến tiệm thuốc mua panadol, paracetamol mang đến kèm ly nước cam bất kể giờ giấc nữa cơ. Chưa kể, chàng sẽ hỏi thăm xem chúng tôi sống ở đâu (khu vực, quận) đi bằng phương tiện gì (xe máy hay taxi) để nếu có mời đi ăn kem, café, thì chàng sẵn sàng chạy tới đón đưa dù kẹt xe, trời nắng, trời mưa hay có phải chờ cả tiếng đồng hồ bên dưới nhà hay dưới công ty (đương nhiên phần đông là thế, nhưng không phải ai cũng đủ kiên nhẫn chờ). Chưa hết, nếu thấy trời mưa, họ sẽ nhắn tin dặn chúng tôi mang áo mưa, nếu thấy trời trở lạnh, họ sẽ dặn chúng tôi mặc ấm, thậm chí khi không mưa không lạnh, khi chúc ngủ ngon, họ vẫn sẽ đính kèm thêm các câu tình cảm như: “Em ngủ ngoan và nhớ đắp chăn ấm nhé”. Tóm lại: Nói về khoản gallant ở giai đoạn tán tỉnh này, họ làsố1.
Là bạn gái anh ấy, bạn sẽ được anh ấy hỏi “Bao giờ anh sẽ gặp bố mẹ em và gia đình em”, tức là sao, tức là anh ấy chủ động muốn đến gặp gia đình bạn, không cần bạn mè nheo, vòi vĩnh, giận dỗi và hỏi han câu tương tự. Anh ấy không chỉ mua quà là cả đống quần áo, giày dép cho bạn, mà còn chu đáo mua một lọ tinh dầu spa cho chị gái bạn, chiếc áo pull cho em gái bạn, chiếc kính mát cho anh trai bạn, chai vang ngon tuyệt hảo cho cha bạn và lọ thuốc bổ mắt cho mẹ bạn. Nói chung, anh ấy khiến bạn xúc động không nói nên lời.
Là bạn gái anh ấy, bạn sẽ bước vào thế giới ẩm thực phong phú và đặc sắc chưa từng có. Bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu các loại cheese, pizza, các loại thịt xông khói, các loại pasta, các loại gia vị để biết cá hồi, gà, ức vịt, beef steak nên được chế biến như thế nào cho vừa miệng. Rồi cuối cùng bạn nhận ra, có ba loại gia vị cơ bản và rất đơn giản nhưng lại có thể chế biến những món ăn ngon không thể tả, đó là: muối, tỏi và dầu olive. Sau đó, anh ấy sẽ đích thân đeo tạp dề trổ tài nấu nướng và có khi, anh ấy sẽ cứ vậy mà lau bàn và rửa bát luôn. Bạn chỉ ăn, xem tivi và chơi game, anh ấy làm hết từ A đến Z.
Là bạn gái anh ấy, đương nhiên, bạn là nữ vương của anh ấy và có cả hàng ngàn chuyện vụn vặt, tỉ mỉ mà anh ấy sẵn sàng làm cho bạn chỉ để muốn bạn vui và nhớ anh ấy suốt cả ngày. Có những việc mà bạn không bao giờ nghĩ anh ấy sẽ làm vì mình, ví dụ đi bộ tìm cửa hàng tạp hóa ở một hòn đảo xa xôi mua băng vệ sinh vào lúc 12h đêm, hay sẵn sàng giặt tay những chiếc quần lót trong ngày bạn “dính đèn đỏ”. Mà bạn mới chỉ là bạn gái thôi nhé, chưa cưới xin gì đâu.
Đến giai đoạn này, tuy chưa hoàn toàn bước hẳn vào “in a relationship” nhưng khi bạn trở thành bạn gái của một anh chàng nước ngoài, bạn sẽ cảm nhận được, rằng hẹn hò với anh ấy tuyệt vời đến thế nào. Tôi cá là bạn sẽ không thể quay lại nữa nếu đã lỡ yêu một anh chàng Tây tốt và “đích thực”.
In a relationship & Committed
Đến đây thì hai bạn bắt đầu dọn vào sống chung cùng nhau, bắt đầu đưa mối quan hệ đi từ lãng mạn vào thực tế, cũng như bắt đầu xử lý những bất đồng, những “sóng gió” để dung hòa “hai nền văn hóa khác biệt”. Mà điều này có khi vui nhộn, có khi lại trở thành “chiến tranh lạnh” trường kỳ chứ chẳng chơi.
Tôi có một cô bạn tên Ng., cô ấy quen với một anh bạn trai người Pháp (Fabian) đã 4 năm nay và họ sắp kết hôn. Cô ấy gặp anh chàng này thông qua tôi, tức là tôi là “bà mai” dắt họ đến với nhau.
Trước khi gặp Ng., Fabian là một chàng trai 40 tuổi, cô đơn, nghiện thuốc lá, chuyên chụp ảnh dạo ở Sài Gòn và không có nghề nghiệp ổn định. Nếu như ai đó nói Ng. quen Tây vì tiền, thì là sai bét trong trường hợp này. Ng. chỉ muốn có bạn trai và cùng ở bên nhau để “sharing life together”. Cô ấy thuê một phòng trọ 9m2 ở ủ Đức với mức lương tháng 3 triệu đồng. Họ gặp nhau, đương nhiên là bỏ qua hết mọi bước trên kia, họ chỉ cần cuộc gặp thứ hai là đến với nhau luôn rồi. Sau đó, Ng. dọn qua căn hộ nhỏ của Fabian bên Quận 7. Từ ngày sống chung cùng Fabian, Ng. đã giúp Fabian sống hạnh phúc hơn và có trách nhiệm hơn. Từ một anh chàng lông bông, Fabian quay lại nghề chính của mình là “kỹ sư công nghệ” và chịu đi làm trở lại trong văn phòng 8 tiếng/ngày. Còn Ng., từ một cô nàng lương 3 triệu, cô ấy xin được công việc lương 10 triệu và bây giờ là trên 1.000 USD. Cuộc sống của họ hoàn toàn thay đổi từ ngày họ gặp nhau; và giờ đây, sau 4 năm sống chung, họ đã có câu trả lời cho mối quan hệ của mình. Ng. cũng đã theo Fabian qua Pháp thăm gia đình cũng như Fabian đã theo Ng. về quê ra mắt họ hàng đôi bên. Nói chung, đây là một kết thúc có hậu cho đôi trẻ tại Việt Nam. Đương nhiên để đi đến điều này, họ vượt qua rất nhiều trở ngại, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ.
Tôi cũng có biết một cặp đôi khác. Anh chàng ở Đan Mạch qua Việt Nam từ năm 2011. Trải qua thời gian làm “playboy” ở Sài Gòn, năm 2013 anh chàng chuyển ra Hà Nội làm việc và gặp một cô gái thủ đô. Để rút kinh nghiệm cho hai năm “hư hỏng” ở Sài Gòn với hàng tá cô gái, chàng trai cảm thấy có lỗi và quyết tâm làm người tốt. ế rồi, thấy cô gái xinh đẹp và có chút “crazy” hợp với mình, anh chàng quyết tâm theo đuổi một cách nghiêm túc và đến năm 2015 họ chính thức về chung một nhà sau khi cô gái có bầu trước 3-4 tháng. Rồi một cậu con lai xinh như thiên thần chào đời. Và giờ đây, họ sống rất hạnh phúc bên nhau, chẳng thấy gì có vẻ là sự khác biệt văn hóa hay ngôn ngữ ở họ cả.
Đến giai đoạn này thì tôi tin rằng, một khi những anh chàng nước ngoài đã yêu và xác định “in a relationship”, họ sẽ dành sự yêu thương và tôn trọng hết sức cho bạn gái. Và họ sẵn sàng đi tới một mối quan hệ “committed” lâu dài mà chẳng cần cô gái phải bận lòng quá nhiều.
Chỉ cần yêu thương nhau, mọi thứ đều có thể, phải không nào?
Nuong Cheryl Dao – Chuyện hẹn hò Tây – Việt
Nguồn: Internet