Trang chủ Thông điệp cuộc sống Hồng trần tất bật, ai dám nghỉ ngơi trước khi nhắm mắt?...

Hồng trần tất bật, ai dám nghỉ ngơi trước khi nhắm mắt? Câu trả lời kì diệu của lão hòa thượng…

345
0

Hồng trần tất bật, ai dám nghỉ ngơi trước khi nhắm mắt? Câu trả lời kì diệu của lão hòa thượng…

Ảnh ghép minh hoạ.

Trần Càn Vĩ, người Tiền Đường (Trung Quốc), kể rằng có lần anh cùng một vài người bạn chèo thuyền vào sâu trong Tây Hồ du ngoạn. Chính là vào lúc mưa đầu mùa thu, mấy người trèo lên lầu cao trên ngôi chùa, phóng tầm mắt nhìn về nơi xa. Trong đó có một người bạn là nhà thơ, bèn nổi hứng ngâm đôi câu thơ cổ rất hay: “Cử thế tận thung mang lí lão / Thùy nhân khẳng hướng tử tiền hưu” (tạm dịch: cả đời bận rộn cứ thế mà già đi, thử hỏi ai là kẻ có thể nghỉ ngơi trước khi chết?). Câu thơ vừa ngâm xong, mọi người đều không hẹn mà cùng cảm khái, thở dài.

Nhà sư trong chùa nghe thấy thì mỉm cười, nói: “Theo những gì bần tăng đã nghe đã thấy, còn có người chết rồi cũng vẫn chưa được nghỉ ngơi. Vài năm trước, vào một đêm trăng thu sáng tỏ, bần tăng cũng ngồi trên lầu này, bỗng nghe thấy tiếng cãi vã dữ dội bên cây cầu, cãi nhau hồi lâu, càng ngày càng kịch liệt. Chỗ này đã rất lâu không có người ở, trong lòng bần tăng biết rõ là ma, nhưng vẫn lắng nghe xem họ đang tranh cãi cái gì. Lời qua tiếng lại, anh một câu, tôi một câu, không thể nghe rõ câu chữ, nhưng hình như là tranh giành ranh giới mộ phần”.

“Bần tăng mới bèn khuyên nhủ: “Hai vị nương tử đừng cãi nhau nữa, các người nghe lão tăng ta nói một câu được không?”. Con người khi còn sống luôn cố chấp, phiền não là bởi họ không biết nhân sinh chỉ như giấc mộng mà thôi. Đến nay, hai vị đã tỉnh mộng rồi. Khi sống thì trăm phương ngàn kế kinh doanh trù tính, mưu cầu giàu sang phú quý, giờ thì phú quý ở đâu? Lúc đầu, tâm cơ khôn lường, đấu đá lẫn nhau báo ơn báo oán, đến lúc này thì ân oán thế nào? Núi xanh vẫn thế, xương trắng còn chưa khô, chỉ còn lại một linh hồn cô đơn mà thôi. Ảo tưởng giấc mộng Hoàng Lương liệu đã khiến người ta tỉnh ngộ? Vậy thì hai vị đây đã tự mình trải qua, sao còn không hiểu đạo lý tất cả đều là hư không? Hơn nữa từ xưa đến nay, làm gì có ai bất tử ngoại trừ các vị tiên Phật chân chính, ngoài các bậc đại thánh đại hiền, xưa nay cũng chẳng có linh hồn bất diệt. Chỉ một tàn hồn cô độc lẻ loi, sớm hay muộn cũng phải tan biến. Vậy mà hai vị còn gây hấn với nhau trong thời khắc ngắn ngủi này, đây không phải là nằm mơ trong mộng hay sao?”.

Dứt lời, chỉ nghe thấy tiếng khóc sụt sùi.

Lão hòa thượng già trầm giọng thở dài, nói tiếp: “Khi ấy bần đạo nói với họ rằng, tâm còn đầy hỉ, nộ, ái, ố, dĩ nhiên cũng không thể xem nhẹ được và mất. Hai vị vẫn chưa thể buông bỏ được được mất của trần thế như vậy, lão tăng ta cũng không thể nào giải thoát cho hai vị được”.

Ảnh ghép minh hoạ.

Tháng 4 năm Canh Ngọ, tiên mẫu của Trần Càn Vĩ lâm bệnh nặng, nói với con cháu rằng: “Trước đây ta nghe nói người ta khi lâm chung sẽ gặp lại từng người thân đã khuất, nay thấy quả đúng là vậy. Cũng may ta thường ngày làm người ngay thẳng, làm việc cẩn trọng, đối mặt với bọn họ cũng không thẹn với lòng mình. Các con còn tiếp tục sống, còn có mối liên hệ máu thịt gia đình, nhất định phải luôn ghi nhớ chừa một đường để sau này còn nhìn mặt nhau”.

Lại có người nói rằng: “Người thông minh tuyệt đỉnh, cái gì cũng biết, nhưng lại không biết con người rồi sẽ có lúc phải chết. Kẻ tài giỏi kiến thức uyên thâm, việc gì cũng có thể lên kế hoạch nhưng lại không thể lên kế hoạch cho cái chết của chính mình. Giả sử trong lòng biết rõ con người sẽ có lúc chết, vậy thì người đó chắc chắn sẽ chẳng buồn nhìn lại tất cả những gì mình đã làm. Nếu như có thể lên kế hoạch cho thời điểm chết của mình, người đó trong lòng chắc chắn sẽ giật mình kinh hãi về mọi thứ đã làm. Đáng tiếc là người ta lại luôn bị lôi cuốn vào những điều huyền hoặc, ảo mộng của thế gian mà bỏ qua hết thảy những gì thực tại nhất”.

Theo Sound Of Hope
Quỳnh Chi biên dịch

Nguồn DKN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here