Thợ điêu khắc tượng Phật làm việc công đức vì sao chịu chết thảm?

Sáng sớm hôm đó, những người thợ đá đang tiếp tục hoàn thành công việc… Bỗng nhiên, “rầm… rầm!”. Có tiếng động lớn vang lên, một khối đá khổng lồ từ trên bức tường đá đang được điêu khắc, nhắm thẳng hướng những người ở bên dưới mà rơi xuống…
Trên bức tường đá ở phía bắc chân núi Ngô Châu thuộc tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc), hiện nay vẫn còn đang lưu giữ một số kiệt tác kinh điển từ thời kỳ nghệ thuật đỉnh cao nhất của Phật Giáo Trung Quốc. Hang đá Vân Cương trải dài từ Đông sang Tây ước chừng 1km, có hơn 51.000 pho tượng cổ. Từng bức tượng điêu khắc, từng bức bích họa trên tường đá, đều đang diễn tả một cách sinh động và đầy thành kính cho thế nhân những câu chuyện cổ trong Phật giáo.
Nhìn những bức tượng cổ vừa tinh mỹ, vừa sinh động như thật này, người ta không khỏi cảm khái rằng: những thợ đá đã khắc tạc nên những pho tượng cổ này đều là người như thế nào? Họ đến từ đâu? Mặc dù hết thảy những điều này chúng ta đều không thể nào biết được, nhưng từ trong những kiệt tác truyền thế này, chúng ta có thể cảm nhận được đức tin cùng với sự khổ công của họ.
Một người tu hành đã xuyên qua thời gian và không gian, nhìn thấy được vào thời Bắc Ngụy hơn 1000 năm về trước, trong nơi này vang lên từng hồi thanh âm chạm khắc đá trong trẻo, một nhóm thợ đá vô danh đang khai đục hang đá một cách đầy kiên trì và sùng kính.
Lúc bấy giờ, hoàn cảnh nơi đây vô cùng gian khổ, nhưng những người thợ đá đã mang theo kính ngưỡng đối với Thần, lấy tâm thuần tịnh của chính mình cùng với đôi bàn tay khéo léo mà thô ráp để tạo tác nên những tác phẩm chạm khắc kinh điển. Những nghệ nhân điêu khắc từng nét từng đao triển hiện ra cảnh tượng của thế giới Phật quốc mà chính mình hằng tâm niệm.

Không khí thần thánh, trang nghiêm bao trùm khắp hang, khắp núi, mọi người cũng đều đã mắt thấy tai nghe rất nhiều chuyện cổ thần kỳ về niềm tin vào Phật. Thế nhưng tới một ngày, có một việc mà mọi người đều không thể nào lường trước được đã xảy ra.
Sáng sớm hôm đó, ánh nắng vàng chiếu trên núi và trải khắp mặt đất. Những người thợ đá theo lẽ thường đi tới trước hang, họ tiếp tục hoàn thành nốt những công việc của ngày hôm qua. “Đinh đinh đang đang”, “đinh đinh đang đang”, âm thanh khắc đá không ngừng vang lên dưới chân núi.
Bỗng nhiên, “rầm… rầm!”. Có tiếng động lớn vang lên, một khối đá khổng lồ từ trên bức tường đá đang được điêu khắc, nhắm thẳng hướng những người thợ đá ở bên dưới mà rơi xuống.
Sau một trận vụn đá, bụi đất hỗn loạn, một số thợ đá từ trên mặt đất bò lên, phủi phủi bụi đá trên người, nhìn ngó một lượt khắp xung quanh rồi lại nhìn nhau. Nhìn đến khối đá to nhường ấy vừa mới rơi xuống, vậy mà họ ngay cả một cọng tóc cũng không bị thương tổn, thật là cảm tạ Thần Phật phù hộ!
Nhưng những người còn sống sau tai nạn đột nhiên phát hiện, khối đá đã va trúng một người thợ cùng tạc tượng Phật với họ! Người thợ đá này bị khối đá đè lên, ông ta đang trong cơn hấp hối, chẳng được bao lâu thì qua đời.
Cái chết của người cộng sự đem đến nỗi xúc động cho những người thợ khai đục hang đá cùng những người dân bản xứ. Tất cả mọi người đều cảm thấy, chúng ta đều là từ các nơi thuộc Trung Nguyên đi tới đây, đều là mang lòng kính ngưỡng đối với Thần Phật mà điêu khắc hang đá, những mong thế nhân thêm lòng sùng kính Thần Phật, đắc được bình an, khỏe mạnh, trường thọ, thế nào mà lại xuất hiện sự cố này đây?
Người bạn kia cùng chúng ta sớm chiều ở chung một chỗ, thân thiết như anh em ruột thịt, mọi người mỗi ngày đều cùng nhau đi tới nơi này vất vả khai tạc tượng Phật, vì điều gì mà Thần Phật bảo hộ những người khác, lại không bảo hộ cho người kia? Rất nhiều người trong lòng đều canh cánh tầng tầng nghi vấn, trăm mối ưu tư mà không tìm được lời giải.
Ba ngày sau, ở chân núi nổi lên một cơn mưa phùn. Trong cơn mưa phùn, một pho tượng Phật được điêu khắc quanh thân tỏa ra ánh hào quang rực rỡ, khiến cho mọi người rất kinh ngạc. Rất nhanh, người dân đều tụ tập đông đủ trước bức tượng Phật này, mọi người đều đến nơi này chiêm ngưỡng, dâng lễ cúng bái.
Một lát sau, ở nơi xảy ra sự cố, bóng dáng người thợ đá đã chết, như có như không, hiển hiện ra. Lúc ấy, pho tượng Phật Đà kia cũng sống dậy. Phật Đà nâng cánh tay lên, ngón tay chỉ về phía người này, đầu của người này liền được phóng to lên gấp hàng chục lần.
Đức Phật triển hiện thần thông, để cho những người khác biết được tư tưởng thật sự trong đầu của người thợ đá đang điêu tạc tượng Phật thì bị chết đi kia: hóa ra người này từng có mâu thuẫn rất lớn đối với người khác, mục đích anh ta điêu tạc tượng Phật là vì muốn Phật Đà giúp anh ta đẩy những người kia vào chỗ chết! Không chỉ có vậy, anh ta nhìn thấy mấy vị tiểu thư con nhà quyền quý tu dung xinh đẹp như hoa như nguyệt thì bèn liền nảy sinh dục niệm sai trái. Phật Đà từng mấy lần điểm hóa cho anh ta, nhưng anh ta cũng không tự xét lại chính mình, cũng không hề có một chút ý nghĩ ăn năn hối cải nào. Vào khoảnh khắc ngay trước khi xảy ra sự cố, Đức Phật đều không hề bỏ rơi anh ta, vẫn đang điểm hóa cho anh ta, nhưng trong tâm người này ác niệm không trừ, Thần Phật đều không có cách nào giúp anh ta thoát qua một kiếp hồ đồ này.
Nhưng những người thợ đá khác bên cạnh anh ta trong khi điêu tạc tượng Phật, đều là chân thành từ tận đáy lòng, mang tâm kính Phật, tất cả những tâm chân chính và thiện niệm này cũng đã đem đến cho bản thân họ sự che chở của Thần Phật.
Theo Sound Of Hope
Trường Lạc biên dịch