Trang chủ Thông điệp cuộc sống Tự trọng không phải là sự thống trị bên ngoài mà dựa...

Tự trọng không phải là sự thống trị bên ngoài mà dựa vào sự tu dưỡng bên trong

318
0

Tự trọng không phải là sự thống trị bên ngoài mà dựa vào sự tu dưỡng bên trong

Ảnh: shutterstock

Tĩnh Sơn liền hỏi quỷ hồn: “Ban ngày mà ngài cũng dám hiện hình sao? Âm phủ và dương gian có khác biệt, ngài làm như vậy chỉ e không thích hợp. Ngài là hồn ma ẩn hình đúng không?…

Tự trọng là gì? 

Chuyện kể rằng: một ngày nọ, nô bộc của quan Ngự sử Phùng Tĩnh Sơn đột nhiên nổi điên, anh ta vừa tự tát vào mặt mình vừa nói lời oán hận: “Ta tuy rằng vì quá thất vọng với sự thất bại của bản thân mà chết, nhưng dù sao ta vẫn là người đọc sách Thánh hiền. Nhà ngươi là hạng người gì mà không nhường đường cho ta? Hôm nay ta sẽ cho ngươi một trận, để nhà ngươi biết cách đối đãi với người có học thức”. 

Tuy nhiên, giọng nói này lại hoàn toàn không phải giọng của người hầu. 

Sau đó, Tĩnh Sơn đích thân đến thăm hỏi tình hình, nghe xong ông phát hiện ra nô bộc trong phủ đang bị hồn ma nhập vào. Ông liền hỏi quỷ hồn: “Ban ngày mà ngài cũng dám hiện hình sao? Âm phủ và dương gian có khác biệt, ngài làm như vậy chỉ e không thích hợp. Ngài là hồn ma ẩn hình đúng không? Như vậy, ngài có thể nhìn thấy những người hầu này, nhưng mà họ lại không nhìn thấy ngài, vậy thì làm sao họ biết ngài ở đó mà tránh đường chứ?”. 

Tĩnh Sơn vừa dứt lời thì nô bộc lập tức hôn mê, một lúc sau mới tỉnh lại và khôi phục trạng thái bình thường. 

Tôi có một học trò tên là Cảnh Thủ Ngu, là người Đồng Thành. Tính cách của Thủ Ngu rất kỳ quái và cao ngạo, giữ mình rất sạch sẽ. Cậu tự cho mình là người cao sang, cũng chú trọng gìn giữ phẩm đức bản thân, nhưng lại thích cùng người khác phân tranh địa vị cao thấp. 

Tôi cũng từng đàm luận về vấn đề này với Thủ Ngu. Tôi nói: “Người có học thức lại thường lên mặt nạt người, nghĩ rằng dùng cách này sẽ khiến người khác tôn trọng mình, cho rằng đó là tự trọng”. 

Thủ Ngu nói: “Từ khi sinh ra, Thầy đã được sống trong hoàn cảnh giàu sang phú quý, cho nên mới giữ thái độ như thế. Người bần hàn đọc sách, bởi vì nghèo mà mất đi sự kiêu ngạo sẽ không nhìn thấy tôn nghiêm của người có học thức, lại càng bị người đời xem thường”. 

Tôi nói: “Đây là quan điểm của Điền Tử Phương, và Chu Hi đã bác bỏ rồi. Đây là một loại quan điểm, coi trọng hình thức bề ngoài hơn sự hoàn thiện bên trong, điều này không cần biện giải. Đối với bản thân mỗi người mà nói, một người muốn có được tự trọng thì cần phải tu dưỡng bản thân, không vì nghèo khó mà tự coi rẻ mình, cũng không thể nói là người vô đạo đức, cũng không thể chỉ vì nghèo mà vỗ ngực ta đây trước mặt người khác để tăng thêm ngạo khí. Nếu đúng như lời trò nói, tên ăn mày nghèo khó hơn trò rất nhiều, nô bộc so với trò thì thấp hèn hơn nhiều, họ đều tỏ ra đầy kiêu ngạo trước mặt trò, trò có thể nói họ đang thể hiện lòng tự trọng của họ không?” 

Ảnh: shutterstock

Thầy giáo đã qua đời của tôi tên là Trần Bạch Nhai, ông từng viết một bộ câu đối rằng: “Sự năng tri túc tâm thường khiếp, nhân đáo vô cầu phẩm tự cao”. Tạm dịch: “Mọi sự biết đủ thì trong lòng thường vui sướng, người đạt đến không truy cầu thì phẩm hạnh tự nhiên cao”. Câu nói này đã lột tả được rõ nội hàm căn bản của vấn đề. 

Chết rồi còn không an lòng…

Thái thú Trịnh Thận nói: “Trước đây có nhóm người ngồi bình và ghi thơ người Phúc Kiến, họ có chút không hài lòng với bài thơ của thi nhân Lâm Hồng thời nhà Minh. Họ viết ra nhiều bản bình thơ phê phán rất kín đáo. Hôm đó, lúc nửa đêm, họ nghe thấy âm thanh của bút cùng nghiên mực phát ra, nhưng mọi người lại nghĩ đó là tiếng chuột chạy. Ngày hôm sau, trên bàn thấy xuất hiện hai dòng chữ ghi: “Nhìn hai câu này, ‘Hịch vũ cổ đàm minh, lễ tinh hàn điện khai’. Người đề thơ giống như là thi nhân Tiễn Khởi thời nhà Đường. Bậc đàn anh đàn chị trong làng thơ của các người hiện còn chưa biết, các ngươi còn có thể nói thơ của ta tất cả là mô phỏng theo thể thơ Đường sao?” 

Lúc ấy, chữ viết trên bàn khác hẳn chữ của các thành viên trong nhóm bình thơ. Nhóm người bình thơ hôm đó không ai có thể viết ra câu thơ như vậy. Có lẽ, linh hồn của Lâm Hồng đã đến và viết ra câu này. Nhưng vì gặp một nhóm văn nhân thích tranh danh tiếng nên ông chết rồi còn không an lòng. Tương truyền rằng, Trịnh Huyền thời Đông Hán, sau khi chết còn hóa thành ác quỷ để tranh giành danh tiếng cho mình, điều này có thể là đúng. 

San San biên dịch
Theo Sound Of Hope.

Nguồn DKN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here