Trang chủ Thông điệp cuộc sống 2 nhược điểm ‘chết người’ khiến một cá nhân suy bại

2 nhược điểm ‘chết người’ khiến một cá nhân suy bại

644
0

2 nhược điểm ‘chết người’ khiến một cá nhân suy bại

Nhược điểm của nhân tính: Kiêu ngạo và định kiến
Ảnh ghép minh họa.

Loại người này thường đặt bản thân ở vị trí cao, dùng con mắt trịch thượng xem xét thế giới và những người khác. Cho dù người này biểu hiện ra bên ngoài khiêm tốn và thanh cao như thế nào đi nữa, thì bản chất tự cho mình ở trên tất cả chính là biểu hiện của việc quá xem trọng bản thân và coi thường người khác… 

‘Tam Tự Kinh’ có viết: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, ý tứ là: Lúc mới sinh ra, con người chưa bị xã hội làm ô nhiễm nên bản tính rất thiện lương. Tuy nhiên, khi hòa nhập với xã hội, con người ngày càng bị ô nhiễm và dần mất đi bản tính tự nhiên. Nhược điểm lớn nhất trong bản tính của con người là “Tư”, cái vị tư này sẽ sinh ra rất nhiều tâm không tốt, trong đó có một tính xấu gọi là kiêu ngạo. 

Biểu hiện của kiêu ngạo

Kiêu ngạo là biểu hiện của người gìn giữ thể diện bản thân quá mức. Người có tính kiêu ngạo mạnh mẽ thường cho rằng bản thân chiếm ưu thế hơn người khác về mặt tinh thần hoặc về vật chất. Loại người này thường đặt bản thân ở vị trí cao, dùng con mắt trịch thượng xem xét thế giới và những người khác. Cho dù người này biểu hiện ra bên ngoài khiêm tốn và thanh cao như thế nào đi nữa, thì bản chất tự cho mình ở trên tất cả chính là biểu hiện của việc quá xem trọng bản thân và coi thường người khác. 

Trong văn hóa giao tiếp của người hiện đại có một câu mà mọi người thường nói như sau: “Bạn không hiểu tôi, tôi không trách bạn”. Bề ngoài, câu nói này thể hiện một loại người cởi mở và khoan dung, nhưng thực chất lại ẩn giấu sự kiêu ngạo. Bởi vì, người nói ra câu này cho thấy anh ta đang cho rằng bản thân rất hiểu người khác, hay chính là bảo vệ quan điểm của mình, khi quan điểm của bản thân không được tiếp nhận hoặc lý giải thì anh ta sẽ biểu hiện ra tâm lý ngạo mạn. Đây là một loại thể hiện của “Tư”. 

‘Đạo Đức Kinh’ cũng có câu: “Thượng thiện nhược thủy”. Câu này giảng về biểu hiện của thiện thực sự giống như nước, có tính bao dung to lớn. Các trường phái triết học cổ điển Trung Quốc cũng đề cao triết lý “nước làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành”. Thế nhưng, người ngạo mạn lại thiếu đi sự bao dung này, tự cho mình là đúng mà sinh ra tâm lý tranh đấu để phân cao thấp. 

Người kiêu ngạo thường mang theo định kiến

Kiêu ngạo còn có thể mang đến định kiến. Bản chất của người kiêu ngạo là vì bảo vệ bản thân, chứng minh mình đúng, mang theo quan điểm chủ quan trong khi nhận xét sự vật và hiện tượng. Do vậy, loại người này không thể đánh giá sự vật hiện tượng một cách khách quan. Tạm chưa nói đến tính chính xác trong tri thức mà người ngạo mạn nắm vững được, cho dù người này có tiến gần đến chân lý thì cũng chỉ là tương đối, không thể nào là chân lý tuyệt đối. Khổng Tử từng nói: “Ba người cùng đi, tất có người làm thầy ta”. Trên cùng con đường, một người cứ mãi kiêu ngạo về bản thân mà bài xích ý kiến của người khác chính là đang hạn chế chính mình. 

Cho dù một người có học vấn cao đến đâu, thành tựu lớn đến cỡ nào, nếu anh ta vẫn cảm thấy không vui khi lời nói và việc làm của mình không được người khác tiếp nhận, hoặc là chê cười người kém hơn mình, anh ta vẫn là người có định kiến rất mạnh. Người có học thức thật sự nhất định sẽ hiểu được khiêm tốn, đây mới thực là người thiện chân chính. 

Theo Vision Times
San San biên dịch

Nguồn DKN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here