Trang chủ Thông điệp cuộc sống Rốt cuộc của cải, tài phú có thể mang được sang kiếp...

Rốt cuộc của cải, tài phú có thể mang được sang kiếp sau không?

327
0

Rốt cuộc của cải, tài phú có thể mang được sang kiếp sau không?

Của cải có thể mang sang kiếp sau không? Đọc xong là sẽ rõ
Ảnh ghép minh họa.

Mọi người thường nói: tiền bạc là vật ngoài thân, sinh không mang đến, tử chẳng mang theo. Nhưng cũng có người cho rằng của cải có thể mang sang kiếp sau. Vậy rốt cuộc của cải có thể theo con người đi sang kiếp sau hay không?

Cuộc trải nghiệm gặp bạn cũ lúc sắp chết

Đại học sĩ Kỷ Hiểu Lam của nhà Thanh có ghi chép một câu chuyện trong “Như thị ngã vấn” (tôi nghe như vầy), bàn luận về chuyện làm sao để đem của cải sang kiếp sau. Kể rằng, có một người bị mắc bệnh dịch, sau khi trải nghiệm quá trình cận tử thì sống trở lại. Khi tỉnh dậy, anh ta nói lúc đó nguyên thần của mình đã đi đến địa phủ, gặp được một người bạn cũ. Chỉ thấy anh bạn này đầu tóc rối bù, mặt mũi lấm lem, quần áo rách rưới, đang làm công việc nặng nhọc.

Nhìn thấy người bạn cũ thê thảm như vậy, trong lòng anh ta rất buồn, vội nắm lấy tay của đối phương, nói: “Anh cả đời phú quý, gia sản vô số mà lại không thể mang xuống chỗ này sao?”

Người bạn cũ chua xót nói: “Mọi của cải đều có thể mang đến chỗ này, chỉ là mọi người không chịu mang xuống mà thôi. Những người có công đức lúc còn sống, khi chết, đến chỗ này chẳng phải vẫn phú quý đó sao? Xin anh chuyển lời cho người đời nên có dự tính từ trước, để có thể đem theo phú quý”.

Ý của anh ta nói là, phú quý giàu sang có thể mang theo bên mình, chỉ cần người đó lúc còn sống làm việc thiện, tích lũy công đức, cho dù tương lai có phải xuống đến địa phủ, anh ta vẫn có thể mang theo công đức bên mình, đó chính là vốn liếng để anh ta có được tài phú.

Thanh Hải thịnh hành “chuyển thế tiền”

Vào thời nhà Thanh, vùng Thanh Hải thịnh hành một phong tục đặc biệt, đó là dùng tài sản bố thí cho nhà Phật, mọi người gọi việc làm này là “chuyển thế tiền” (đầu thai tiền). Một gia đình bất luận có bao nhiêu gia sản, đều sẽ lấy một nửa ra để bố thí.

Đối tượng bố thí, một là tặng cho tự viện (chùa chiền) trong nước, hai là đem tặng cho cao tăng ở nước khác, ba là bố thí ở phương xa, đem tặng cho các tu viện ở Tây Tạng, v.v…

Phàm là những tài sản do con người bố thí, các Lạt-ma không dám không nhận, và sẽ giúp họ bảo quản số tài sản đó, rồi dùng nó để cứu tế những người nghèo khổ.

Những bách tính địa phương nói rằng: “Lạt-ma được ông trời ban cho quần áo và thức ăn, họ không sử dụng tiền bạc và vải vóc do người thế tục bố thí. Ai bố thí tài vật, kiếp sau vẫn sẽ trả lại cho người đó, không thiếu một đồng một cắc. Người bố thí ít thì tiền tài trả lại vào kiếp sau sẽ ít, người bố thí nhiều thì tiền tài trả lại vào kiếp sau sẽ nhiều, người không bố thí thì kiếp sau sẽ là dân nghèo. Thần Phật khinh thường những người chỉ biết lo cho bản thân, không chăm sóc cho người khác, đương nhiên cũng sẽ không chiếu cố họ”.

Bách tính ở vùng Thanh Hải tôn sùng Phật Pháp, cũng rất kính trọng những hành giả tu luyện. Những người dân địa phương nơi đây tin rằng phúc đức của đời này sẽ ảnh hưởng đến phúc báo của đời sau, người nào không bố thí thì mọi người sẽ xem thường người đó.

Suy nghĩ của quốc vương Ấn Độ

Tương truyền rằng Ấn Độ thời xưa có một vị quốc vương tên Nan Đà (Nanda), ông ra lệnh thu thập các loại báu vật, hy vọng mang sang kiếp sau để tiếp tục hưởng thụ. Dần dần, châu báu của cải của toàn bộ vương quốc đều được gom hết vào trong hoàng cung.

Quốc vương sắp xếp cho công chúa sống trong một tòa lầu riêng biệt, hạ lệnh bất cứ người nào muốn kết giao với công chúa đều phải dâng hiến báu vật. Một hôm, có một thanh niên trẻ tuổi mang theo một đồng vàng đến gặp công chúa, công chúa dẫn anh ta đến trước mặt quốc vương.

Quốc vương hỏi anh ta: “Toàn bộ của cải trong nước đều nằm trong quốc khố của ta, ngươi từ đâu có được đồng vàng này?” Người thanh niên trả lời: “Mẹ tôi nói với tôi rằng, năm xưa khi mai táng cha tôi, trong miệng ông có ngậm một đồng vàng. Vì để gặp được công chúa, tôi đành phải mở quan tài ra để lấy đồng vàng này”. Quốc vương nghe xong, đột nhiên chìm vào trong suy ngẫm, ông nghĩ: “Cha của cậu ta chỉ có một đồng vàng cũng không thể mang theo nổi, ta thu thập nhiều báu vật như vậy, thì làm sao có thể mang theo chứ?”

Quốc vương nghe kể rằng năm xưa có một vị vương tôn khác mang voi quý, ngựa quý đi lên trời, còn có một vị quốc vương xây cầu cỏ, có thể đi thẳng lên Thiên quốc. Bây giờ ông vừa không có kỳ trân dị thú có thể dùng để đi lên trời, cũng không có thiên kiều (cây cầu lên trời) có thể thông thiên, phải làm sao đây? Ông suy nghĩ một cách khổ não.

Khi ấy có một vị đại thần rất trí tuệ, nhìn ra được tâm ý của quốc vương, liền khuyên vua rằng: “Đại vương, xác thịt của con người là đáng quý nhất. Bây giờ, ngay cả một người tôn quý như ngài cũng không thể mang theo xác thịt của mình, huống hồ là những vật ngoài thân đó chứ? Nếu như ngài muốn kiếp sau vẫn được giàu có, chỉ có đem tài sản đi cúng dường Thần Phật, cứu tế người nghèo, tích lũy thêm nhiều phúc đức. Đem tài sản của đời này kiếp này chuyển thành phúc đức, thì phúc đức sẽ đi theo ngài sang kiếp sau”. Những lời này khiến quốc vương đột nhiên tỉnh ngộ.

Như vậy xem ra, vận may và sự giàu có của kiếp này đều là phúc báo do tích đức trong kiếp trước mang lại. Vì vậy, nếu chúng ta muốn kiếp sau có cuộc sống tốt đẹp và giàu sang, kiếp này nhất định phải làm việc thiện, đề cao tâm tính và tích lũy nhiều phúc đức.

Theo Vision Times
Châu Yến biên dịch

Nguồn DKN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here