Ly kì: Bé trai 3 tuổi chuyển sinh, nhớ lại toàn bộ tình tiết từng bị giết hại kiếp trước

Esmail chỉ đường cho những người đi cùng mình đi đến một góc trong chuồng ngựa thì dừng lại, nói một cách oán hận rằng: “Tôi chính là bị La Lausanne giết chết ngay tại nơi này”…
Trường hợp tái sinh của cậu bé Thổ Nhĩ Kỳ này vô cùng nổi tiếng vào thập niên 60. Tiến sĩ H.N Banerji là một nhà tâm lý học và là giáo sư tại Đại học Rajasthan, Ấn Độ đã tiến hành phỏng vấn trực tuyến và điều tra nghiên cứu về trường hợp này. Một Tiến sĩ khác kiêm giám đốc Viện Tâm lý tôn giáo ở Nhật Bản là Hiroshi Motoyama, cũng đồng tình với kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Banerji.
Vào tháng 1 năm 1956 đã xảy ra một vụ án giết người tại vùng Adana Thổ Nhĩ Kỳ, chủ nhân vườn rau quả Abby Szirms bị một số công nhân làm vườn tại vườn rau hợp sức lại tấn công tại chuồng ngựa, hung thủ La Lausanne đã đánh mạnh vào trán ông một cách tàn nhẫn, Abby phát ra tiếng kêu thảm thiết, chết ngay tại chỗ. Vợ Abby và hai đứa con trai của ông nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của ông, lần theo tiếng kêu xông thẳng vào chuồng ngựa, kết quả, cũng bị hung thủ giết chết. Một tuần sau, tên hung thủ La Lausanne tàn ác đó đã bị bắt.

Mấy tháng sau, tại gia đình Mayfair Mert cách chỗ Abby sống khoảng một dặm, có một đứa bé trai chào đời, trên đầu đứa bé trai có một vết bớt to màu đen. Đứa bé trai tên là Ismail. Khi Ismail lên một tuổi rưỡi, có một hôm đột nhiên cậu bé nói ra những lời kỳ lạ, giọng điệu nói chuyện cũng trở nên khác thường. Khi đó, cậu và cha mình đang ngủ chung trên một chiếc giường, đột nhiên cậu nói: “Con không muốn tiếp tục sống trong gia đình này nữa, con muốn quay về đoàn tụ với các con của mình”.
Người cha nằm bên cạnh nghe thấy thế vô cùng kinh ngạc, một đứa bé miệng còn hoi mùi sữa thì lấy đâu ra con cái? Lẽ nào là thần kinh có vấn đề? Người cha trả lời: “Ismail, đây là nhà của con mà!”, Ismail không quan tâm những gì cha mình nói, mà liên tục nói ra những lời khiến người khác phải kinh ngạc: “Con chính là Abby Szirms bị giết hại. Lúc 50 tuổi bị người khác đánh vào đầu thiệt mạng”.
Những lời nói kinh hoàng này của cậu con trai nhỏ Ismail đã khiến Mayfair Mert trở nên mơ hồ. Mayfair Mert là tín đồ Hồi giáo, cả gia đình họ đều là tín đồ Hồi giáo, nên không tin vào chuyện luân hồi tái sinh, Mayfair Mert liền đem những lời của cậu con trai kể lại với vợ mình là Nabiha. Nabiha nghe xong, liền liên tưởng đến vết bớt trên đầu của Ismail, bà cho rằng: “Nếu nói như vậy, vết bớt màu đen trên da đầu của Ismail chính là vết thương rồi”.
Tình thân sâu đậm, đến chết không quên
Sau lần đó, Ismail liên tục cầu xin cha mẹ: “Con cần phải quay về bên cạnh các con của con”. Đồng thời, ký ức tiền kiếp cùng với tình cảm sâu đậm của “nỗi nhớ con cái” luôn dâng trào không ngừng trong cậu bé. Ismail tiết lộ, người vợ ban đầu của Abby là Charlottes không thể sinh con, nên ông đã lấy người vợ thứ hai, người vợ này vô cùng xinh đẹp, nhưng sau đó đã bị người ta giết chết. Ông còn có một đứa con gái tên là Hikmat Gorusalin, đứa con trai tên Cheki.
Ismail xin cha mình cho cậu quay về gia đình cũ để đoàn tụ với con cái, nhưng cha mẹ cậu bé cho rằng đây chỉ là những lời nói điên loạn của Ismail, nên đã không đồng ý. Tuy nhiên, từ đó về sau, khi cha mẹ gọi “Ismail”, cậu đều không trả lời, khi cha mẹ thử gọi cậu là “Abby” thì cậu mới lên tiếng.
Có nhiều lúc đang ngủ, Ismail đột nhiên nói như đang nói mớ: “Gorusalin, con đừng khóc!”, giống như đang dỗ dành con mình vậy.
Khi Ismail hơn ba tuổi, có một hôm, người cha mua dưa hấu về. Ismail lấy miếng to nhất, nói rằng: “Miếng dưa hấu này là để dành cho Gorusalin, không ai được ăn cả!”, Ismail có 9 người anh em, trong nhà rất đông thành viên. Người cha liền ngăn cậu lại, kết quả Ismail gào khóc một cách rất đau thương.
Cha của Ismail là một người bán thịt, khi ông cắt thịt, Ismail ở bên cạnh sẽ cầu xin rằng: “Sau khi nướng xong miếng thịt này, mang đi cho các con của con đi!”
Người cha nói với cậu: “Không được! cái thằng này lại nói lời điên khùng nữa rồi, con là Ismail, con trai của tên bán thịt Mayfair Mert, con không phải là Abby gì cả, nhớ kỹ, lần sau con còn nói những lời điên khùng này, cha sẽ không tha cho con!” Ismail bị cha mình chửi liền khóc ngay tại chỗ, khóc liên tục mấy tiếng đồng hồ.
Gia đình của Ismail rất nghèo, tuy nhiên, cha cậu chia cho cậu những viên kẹo mà cậu chưa từng ăn bao giờ, cậu đều để dành, muốn đem tặng cho các con ở kiếp trước của mình.

Nói ra bí mật của người khác
Vợ chồng Mayfair Mert không tin vào chuyện “tái sinh”, nhưng những lời nói và hành động của Ismail khiến họ luôn cảm thấy lo lắng không yên, họ lo sợ sự việc này lan truyền ra ngoài sẽ khiến những người hiếu kỳ ở khắp nơi chạy đến làm phiền việc làm ăn của họ. Nhưng mà bí mật thấp thỏm không yên trong lòng họ cuối cùng vẫn bị ký ức của Abby phá vỡ.
Bé trai 3 tuổi Ismail thường giấu cha mẹ mình để lén uống rượu Raki (một loại rượu khai vị có vị hoa hồi của Thổ Nhĩ Kỳ), mà lúc Abby còn sống, anh ta chính là một người nghiện rượu thích uống Raki. Có một lần, khi Ismail đang uống trộm rượu Raki thì bị người chú Maha Mert bắt gặp, và bị người chú mắng cho một trận. Ismail liền trả lời rằng: “Bớt lo chuyện người khác đi cậu nhóc! Cậu mắng tôi uống rượu ư? Maha Mert, khi cậu làm công trong vườn rau quả của tôi đã uống trộm rượu Raki của tôi, bị tôi phát hiện, tôi không hề nói gì, bây giờ cậu vong ân phụ nghĩa, còn dám mắng tôi, đánh tôi, cậu còn không bằng súc vật!”
Chủ nhân vườn rau quả Abby đã chết rồi, nhưng đứa bé hai tuổi rưỡi ở trước mặt Maha Mert lại vạch trần chuyện xấu của anh ta, khiến Maha Mert trợn tròn mắt ngơ ngác một hồi lâu. Còn có một chuyện khiến cho tin tức Abby tái sinh được lan truyền rộng rãi, trở thành chủ đề ‘hot’ của công chúng.
Khi Esmail lần đầu tiên gặp người bán kem, liền chạy tới chào hỏi: “Chào chàng trai bán kem, cậu có nhận ra tôi là ai không?” Cậu bé nói với giọng điệu của một ông già.
Người bán kem nhìn cậu bé nói rằng: “Ồ, tôi không quen biết cậu, cậu nhóc àI” Esmail tiếp tục dùng ngón tay chỉ vào mình và hỏi rằng: “Cậu đã quên tôi rồi sao?”, người bán kem nhìn chăm chăm vào đứa bé ‘miệng còn hoi mùi sữa’ đứng trước mặt mình rồi lắc đầu.
“Tôi là Abby! Chẳng phải trước đây cậu bán dưa hấu và rau hay sao? Đổi nghề từ khi nào vậy hả?”, sau đó cậu lại nói ra một chuyện bí mật của đối phương: “Cậu quên là lúc nhỏ là tôi đã cắt bao quy đầu cho cậu sao?”, người bán kém không ngờ rằng một đứa bé chưa từng gặp mặt mà lại có thể nói ra bí mật của anh ta như thế.
Từ khi bí mật của người bán kem bị bại lộ, tin tức về Abby tái sinh lập tức được lan truyền đi khắp nơi. Vợ chồng Mayfair Mert cũng bỏ luôn ý định giữ bí mật về cậu con trai, còn Esmail thì thường xuyên yêu cầu được gặp mặt con cái của mình. Vào năm Esmail 3 tuổi, cha cậu bé lần đầu đưa cậu đến thăm nhà của Abby.
Quay trở về nhà, chỉ ra ngôi mộ của mình
Nhà của Abby Szirms và nhà của Mayfair Mert cách nhau khoảng hơn một dặm đường. Lần đầu tiên Esmail đi đến nơi này, nhưng trên đường đi cậu luôn dẫn đường cho mọi người, cậu đi qua các con hẻm một cách dễ dàng, thi thoảng lại có người cố tình chỉ sai đường, nhưng Esmail không chút quan tâm, tự mình đi thẳng vào nhà của Abby.
Lúc đó trong nhà có một người phụ nữ trung niên, đó là Charlottes, người vợ đã ly hôn với Abby. Esmail liền chạy đến, gọi một tiếng “Charlottes!”, ôm lấy bà trong nước mắt. Khi Abby và Charlottes ly hôn, Abby vẫn tiếp tục cấp dưỡng cho bà, và cho bà một căn nhà để ở. Sau khi Abby và người vợ thứ hai qua đời, Charlottes sống cùng với con cái của Abby.
Đứa con gái Gorusalin yêu quý của Abby cũng đang ở trong nhà, Esmail vừa hôn vừa hàn huyên với con mình một cách thân mật. Sau đó, Esmail chỉ đường cho những người đi cùng mình đi đến một góc trong chuồng ngựa thì dừng lại, nói một cách oán hận rằng: “Tôi chính là bị La Lausanne giết chết ngay tại nơi này”.
Chỗ đó đích thực là nơi mà Abby bị mất mạng, những người đi cùng cậu vô cùng bàng hoàng và kinh ngạc. Sau đó Esmail đi ra khỏi chuồng ngựa, vừa đi vừa nói: “Tôi có hai con bò, một con tên ‘Si-Qiang’ – mang ý nghĩa là “thiếu nữ màu vàng” – Esmail sử dụng ngữ pháp ở thì hiện tại để nói, như cậu đang là Abby, quay trở về thời điểm mà cậu vẫn chưa chết vậy.
Esmail đưa mọi người đến khu nghĩa trang, một mình bước đến trước một ngôi mộ không có đánh dấu, rồi dừng lại, chỉ vào ngôi mộ đó nói: “Đây là nơi trở về cuối cùng khi tôi còn sống”. Khi hạ táng thì Abby đã chết rồi, tại sao sau khi tái sinh có thể nhìn một cái là nhận ra ngay? Lẽ nào là lúc nguyên thần rời khỏi xác, vẫn giống như người còn sống, cái chết chỉ là đối với thể xác mà thôi, nếu không phải vậy thì không thể nào lý giải được tất cả chuyện này.
Tại vườn rau quả của Abby, Esmail còn nói ra được tên của các công nhân làm vườn và quê hương của họ, không sai chệch chút nào. Những người biết chuyện này đều kinh ngạc nói rằng: “Esmail quả thật là tái sinh của Abby!”
Sau đó, con trai Cheki của Abby đích thân đến thăm Esmail. Khi Esmail nhìn thấy Cheki, cậu ngập tràn tình cảm thân thương, nói với Cheki rằng: “Checki! Con có hai người em trai là Eastmart và Choyinfu, cùng với mẹ con và cha đều bị giết hại”. Esmail nói hoàn toàn giống với những gì cảnh sát điều tra được, chỉ có thể nói rằng là nguyên thần của Abby đã nhìn thấy toàn bộ quá trình đó.
Esmail có một thói quen giống với hệt thói quen của Abby khi ông còn sống, đó là thường xuyên quàng một cái khăn trên cổ khi đi ra ngoài, người địa phương nơi đây không có thói quen này, đó chính là kiểu thời trang đặc biệt mà Abby khi còn sống rất yêu thích. Mỗi lần nhìn thấy Charlottes, Esmail luôn nói một cách thương xót: “Người phụ nữ đáng thương!”
Tái bút
Năm 1962, khi Esmail lên 6 tuổi, tiến sĩ H.N Banerji là một nhà tâm lý học và là giáo sư tại Đại học Rajasthan, Ấn Độ đã đi đến Adana, phỏng vấn Esmail – nhân vật chuyển sinh từ Abby. Tiến sĩ Banerji điều tra thực tế về sự việc chuyển sinh gây chấn động này, giải trừ hết toàn bộ nghi hoặc. Khi Banerji phỏng vấn Esmail, phải dỗ ngọt cậu ấy bằng cách gọi cậu ấy là “Abby”, nếu không Esmail sẽ hoàn toàn không trả lời.
Người bạn đồng hành của tiến sĩ Banerji là tiến sĩ Hiroshi Motoyama, người sáng lập Trường Cao học Khoa học Nhân văn Honyama, Nhật Bản cũng đồng ý đây là một trường hợp tái sinh: “Tiến sĩ Banerji là một nhà khoa học, dùng cái nhìn khoa học để cẩn trọng nghiên cứu thật sự của chuyện này, xem có hành vi lừa gạt tiền bạc hay không, đòi hỏi chứng minh toàn bộ nghi vấn giả thiết, kết quả chứng thực Esmail đích thực là Abby tái sinh”.
Theo Epoch Times
Châu Yến biên dịch
Nguồn DKN