Trang chủ Thông điệp cuộc sống Trí tuệ lớn nhất của mỗi người rốt cuộc là gì?

Trí tuệ lớn nhất của mỗi người rốt cuộc là gì?

265
0

Trí tuệ lớn nhất của mỗi người rốt cuộc là gì?

Các nhà hiền triết vĩ đại nói trí tuệ lớn nhất của mỗi người là gì?
Ảnh: Soundofhope.

Nhân sinh tại thế, có thể thừa nhận sự thiếu hiểu biết của bản thân, đó không phải là việc dễ dàng. Từ xưa đến nay, nhiều bậc Thánh nhân hiền triết đã để lại không ít những lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng: trí tuệ con người quá ư là bé nhỏ…

Socrates đã từng nói: “Biết được bản thân ngu muội chính là trí tuệ lớn nhất”.

Lão Tử từng viết trong ‘Đạo đức kinh – chương 71’ như thế này: “Tri bất tri, thượng. Bất tri tri, bệnh.” Ý tứ là: Người biết được bản thân ngu dốt chính là người thông minh thực sự; Người không nhận thấy sự ngu dốt của mình, thậm chí còn tỏ ra cái gì cũng biết, chính là bị “bệnh”.

Trong ‘Luận ngữ – Vi chính’, Khổng Tử có viết: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã”. Tạm dịch: “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết. Thế mới thật là biết vậy”. 

Vũ trụ vô cùng rộng lớn, về cơ bản con người không thể nhìn thấu hết những bí ẩn của vũ trụ. Ngay ở trong thế giới này, những gì chúng ta nhìn thấy, nhận thức được về sự vật hiện tượng cũng không giống nhau. Cho dù nhận thức như thế nào đi nữa thì đó cũng không phải là phản ánh chân thật nhất của vật chất. Người phương Tây có một câu ngạn ngữ như thế này: “Trong mắt một nghìn người sẽ có một ngàn Hamlet, nhưng đó có thể không phải là Hamlet trong lòng Shakespeare”.

Khi đối đãi với hết thảy mọi thứ trong thế giới phức tạp này, chúng ta thường dựa vào những quan niệm khác nhau của bản thân để nhận biết và xử lý. Mỗi ngày chúng ta đều hình thành đủ loại quan niệm về sự vật hiện tượng và tưởng rằng bản thân vô cùng hiểu biết, tuy nhiên rất có thể đó lại chính là nhân tố khiến mỗi người trở nên càng vô tri hơn. 

Cách đây khá lâu, tôi có đọc một câu chuyện nước ngoài như sau:

Có người họa sĩ nọ đến vùng nông thôn để tìm cảm hứng cho những sáng tác của mình. Phong cảnh thôn quê đẹp như tranh vẽ khiến anh yêu thích và lưu luyến. Đồng thời, anh cũng nhìn thấy sự vất vả của người nông dân lao động, thế là trong vô tri vô giác đã khắc họa đám đông nông dân chất phác vào trong tranh của mình.

Rồi một ngày, anh đến một ngôi làng khác và chứng kiến một người nông dân ngồi trên chiếc ghế để làm việc. Trong nội tâm anh thầm nghĩ, người nông dân này thật lười biếng, lần đầu tiên nhìn thấy người nông dân lười như vậy, phải ngồi trên ghế để làm việc. Anh tỏ ra khinh thường và bỏ đi. 

Nhưng sau khi đi được đoạn đường không xa lắm, anh ngoái đầu lại nhìn người nông dân kia, lúc này cảnh tượng lại khiến anh chấn động. Họa sĩ phát hiện ra rằng, người nông dân ngồi trên ghế để làm việc là một người tàn tật, vì không thể đứng lên nên buộc phải ngồi trên ghế để mà lao động. Thế là nhân vật mà anh vừa khinh bỉ khi trước, lúc này lại trở thành người mà anh sùng kính. 

Câu chuyện này giúp tôi rút ra được bài học, khi gặp một số sự vật hiện tượng khó hiểu thì đừng vội đưa ra kết luận, mà cần tìm hiểu kỹ càng hơn. Bởi vì, rất có thể đằng sau đó còn ẩn chứa nhiều điều mà bản thân không biết, mặt khác của vấn đề rất có khả năng khiến bản thân chấn động. 

Theo Văn Tư Mẫn, Sound Of Hope
San San biên dịch

Nguồn DKN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here