Bố đưa con đi phượt suốt 1 tháng để cai nghiện điện thoại; cô gái bị u tuyến nước bọt do sử dụng smartphone quá nhiều

Một ông bố người Mỹ rất lo lắng khi cậu con trai 18 tuổi của mình dành quá nhiều thời gian ôm điện thoại, nên đã quyết định cùng con đi phượt tới Mông Cổ.
Ông bố trong câu chuyện trên là anh Jamie Clarke, đến từ Calgary, Alberta. Từng chinh phục thành công đỉnh Everest 2 lần, anh Jamie luôn mơ ước một chuyến du lịch khắp Mông Cổ bằng xe máy, leo lên đỉnh Kuitan – đỉnh núi cao nhất và cưỡi trên lưng ngựa băng qua thảo nguyên.
Jamie đề xuất chuyến phượt với cậu con trai Khobe, với hi vọng cậu sẽ rời chiếc điện thoại và khám phá thế giới bên ngoài, bởi cậu bé chưa bao giờ trải qua ngày cuối tuần mà không có điện thoại trong tay.
Bất chấp sự miễn cưỡng ban đầu của Khobe, hai cha con đã thực hiện chuyến đi vào tháng 7 năm ngoái. Ban đầu, Khobe cảm thấy bứt rứt kos chịu, cậu bé thậm chí đã cáu gắt với các thành viên trong gia đình khi không được truy cập mạng xã hội để cập nhật tình hình cho bạn bè. Tuy nhiên, việc dành nhiều thời gian tập leo núi và lấy bằng xe máy trước chuyến đi đã dần dần giúp Khobe cân bằng và bớt “nhớ” chiếc điện thoại hơn.
Tại Mông Cổ, hai cha con đã di chuyển hơn 2200 km dọc theo đất nước bằng cả moto, lạc đà và ngựa. Hai cha con cùng nhau nấu ăn và ngủ trong lều. Nhờ chuyến đi này, hai cha con trở nên hiểu nhau và gắn bó hơn, những điều mà trước đây Khobe chưa bao giờ cảm nhận được với chiếc điện thoại.
Thấy sự thay đổi và trưởng thành của con trai, ông bố Jamie trở nên rất vui vẻ. Anh chia sẻ: “Trong mắt tôi, Khobe vẫn là cậu bé lười rửa bát, thích vứt đồ bừa bãi. Nhưng giờ con đã trở thành chàng trai biết gánh vác và có trách nhiệm”.

Hầu hết chúng ta đều biết sử dụng điện thoại nhiều rất có hại nhưng rất khó cai bỏ nó. Hãy xem câu chuyện dưới đây, hi vọng sẽ cho bạn thêm động lực để rời xa chiếc điện thoại:
Trong một lần rửa mặt, cô Khương (25 tuổi) có cảm giác nổi cục ở vị trí gần vành tai phải, hơn nữa còn rất cứng. Sau hai tháng, cô Khương thấy cục này phát triển ngày một lớn hơn nên bèn đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán rằng đó chính là khối u của tuyến nước bọt, mà nguyên nhân là do cô sử dụng điện thoại quá nhiều.
Cô Khương cho biết: “Hàng ngày, cứ sau 9 giờ tối là tôi lại gọi điện cho bạn bè để trò chuyện khoảng vài tiếng, mãi cho đến khi điện thoại nóng lên thì hai bên mới dừng lại. Ngoài ra, ban ngày tôi cũng phải dùng điện thoại để liên lạc về công việc. Trong 4-5 năm qua, tôi đã làm hỏng khoảng 7 chiếc điện thoại rồi.“
Điều cô Khương lo lắng là, không rõ đây là khối u lành hay ác; và cho dù là lành tính, thì sau phẫu thuật nó cũng sẽ ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của khuôn mặt. Ngoài ra, chức năng của hệ thần kinh trên mặt liệu có được khôi phục hoàn toàn hay không vẫn là điều các bác sĩ chưa dám chắc…
Có thể bạn quan tâm:
- Nhật ký lan truyền trên mạng của một bé trai Trung Quốc có mẹ nghiện điện thoại
- Muốn con hết nghiện xem tivi, điện thoại, hãy thử ngay cách này
- PGS.TS Giáo dục học: Chân-Thiện-Nhẫn là cách giáo dục tốt nhất
Nguồn DKN